Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Học sinh sẽ chọn môn học trong chương trình GDPT mới thế nào?

Học sinh sẽ chọn môn học trong chương trình GDPT mới thế nào?

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh THPT sẽ học 7 môn học bắt buộc và 5 môn lựa chọn bắt buộc.

khung_chuong_trinh_gdpt_moi

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ có tác động đến tất cả học sinh ở các cấp học, nhiều nhất là đối với học sinh cấp THPT.

Điểm thay đổi lớn là việc cho phép học sinh được tự chọn môn học và phân hóa hướng nghiệp sớm đối với bậc học THPT. Nội dung giáo dục cấp THPT gồm 7 môn học bắt buộc và 5 môn lựa chọn bắt buộc.

Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn là liệu học sinh sẽ phải học rất ít môn bắt buộc, còn lại là tự chọn thoải mái theo năng lực và định hướng nghề nghiệp hay không?

Trả lời thắc mắc trên, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Học sinh bắt buộc phải lựa chọn 5 trong 3 nhóm môn học, nghĩa là sẽ có nhóm môn học sinh chọn tới 2 - 3 môn tùy theo năng lực, sở thích của mình.

Tuy nhiên, để đảm bảo nhóm môn thuộc các lĩnh vực khác nhau đều có học sinh lựa chọn, chương trình quy định mỗi nhóm học sinh phải chọn tối thiểu 1 môn chứ không thể chọn 5 môn trong 2 nhóm còn 1 nhóm không có môn nào được chọn.

Ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh, mục tiêu của chương trình giáo dục THPT là giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

chuong_trinh_gdpt_moi

Chương trình còn giúp học sinh thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

Vì vậy, chương trình xây dựng để học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học cùng với việc chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Lần đầu tiên bỏ quy định số tiết/tuần

Trước thắc mắc là liệu sẽ có chuyện học sinh đổ xô chọn một số môn trong khi có môn quá ít học sinh lựa chọn dẫn tới không tổ chức được lớp học và dôi dư giáo viên, ông Xuân Thành khẳng định sẽ không có chuyện đó và Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể vấn đề tổ chức cho HS lựa chọn môn học tự chọn.

Ông Nguyễn Xuân Thành cũng cho biết, lần đầu tiên chương trình mới chỉ quy định thời lượng dạy học mỗi môn học trong năm, không quy định thời lượng đến từng tuần, để các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học.

Đối với cấp THPT là cấp học có nhiều môn học lựa chọn, chương trình quy định: Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập để đáp ứng nhu cầu của người học, vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.

Ông Nguyễn Xuân Thành cho hay, trong năm nay Bộ GD&ĐT sẽ ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình mới, trong đó nêu cụ thể hơn việc thực hiện dạy học tự chọn ở cấp THPT./.

Cập nhật tin tức kỳ thi THPT quốc gia 2019 để không bỏ sót thông tin quan trọng nào.

Sự thay đổi trong chương trình mới ở cấp THPT:

Chương trình GDPT mới ở cấp THPT đều có 12 môn học (trong chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học). Có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Trong đó 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương. Hai môn học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Ngoài ra, học sinh còn phải bắt buộc chọn 5 môn từ 3 nhóm môn học cùng việc chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. 3 nhóm môn khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học); nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (công nghệ, tin học, nghệ thuật).

Chương trình sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022 - 2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12.

Theo VOV

Xem thêm bài viết gốc tại đây: Học sinh sẽ chọn môn học trong chương trình GDPT mới thế nào?

Trường ĐH Y dược TP.HCM dùng thêm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để xét tuyển

Trường ĐH Y dược TP.HCM dùng thêm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để xét tuyển

Trong kỳ Tuyển Sinh 2019 Trường ĐH Y dược TP.HCM có thêm phương thức xét tuyển kết hợp sử dụng điểm 4 môn, trong đó có điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để xét tuyển ngành y, dược.

truong-y-duoc-tphcm-tuyen-sinh-2019

Chiều 8.1, Trường ĐH Y dược TP.HCM có thông báo dự kiến về việc xét tuyển ĐH hệ chính quy năm 2019. Theo đó, đối tượng xét tuyển là học sinh tốt nghiệp THPT, có tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 với tổng điểm 3 môn toán, hóa, sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường cho từng phương thức.

Năm nay trường tuyển sinh theo 3 phương thức độc lập nhau, thí sinh có thể đăng ký cả 3 phương thức khi xét tuyển. Nhưng thí sinh đã trúng tuyển và nộp hồ sơ xác nhận trúng tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển bởi các phương thức tuyển sinh khác.

Phương thức 1 là xét tuyển thẳng tối đa 5% chỉ tiêu từng ngành theo quy chế của Bộ GD-ĐT.

Phương thức 2 là xét tuyển kết hợp áp dụng riêng đối với ngành y khoa và dược học. Đây là phương thức mới trường bổ sung trong năm nay (25% chỉ tiêu của từng ngành).

Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển là đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào. Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 6,0 trở lên, hoặc TOEFL iBT 60 trở lên.

Đơn vị cấp chứng chỉ: TOEFL iBT: Educational Testing Service (ETS); IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP)

Chỉ tiêu phương thức xét tuyển kết hợp

Thí sinh hội đủ điều kiện đăng ký xét tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp chỉ được chọn 1 nguyện vọng (y khoa hay dược học) để đăng ký.

Thí sinh điền các thông tin và nộp hồ sơ trực tiếp cho nhà trường (không qua bưu điện hay các hình thức khác) trong vòng 10 ngày kể từ khi công bố điểm kỳ thi THPT quốc gia.

Trường xác định trúng tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký của thí sinh và các tiêu chí đánh giá hồ sơ xét tuyển bao gồm tổng điểm 4 môn và ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

Điểm xét tuyển phương thức kết hợp = Tổng điểm 3 môn thi (a) + các điểm ưu tiên (b) + Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (c)

(a) = điểm thi môn toán + điểm thi môn sinh học + điểm thi môn hóa học

(b) = điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng

(c) = điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế quy theo thang điểm 10

dh-y-duoc-tuyen-sinh-2019

Trong trường hợp số lượng thí sinh có cùng điểm chuẩn để được tuyển vượt quá số lượng thí sinh dự kiến nhập học theo chỉ tiêu dự định tuyển, nhà trường sẽ chọn thí sinh có điểm môn sinh học (đối với ngành y khoa) hay hóa học (đối với ngành dược học) cao hơn.

Phương thức 3 là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Thí sinh nộp hồ sơ nếu đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào. Nhà trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Chỉ tiêu được xác định của từng ngành, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng (bao gồm số thí sinh được xét tuyển thẳng và số học sinh các trường dự bị ĐH được giao về trường), số sinh viên đã trúng tuyển phương thức xét tuyển kết hợp.

Điểm xét tuyển là tổng điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 3 môn toán, sinh học, hóa học theo thang điểm 10 cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

Trong trường hợp số lượng thí sinh đạt điểm trúng tuyển vượt quá số lượng dự kiến thí sinh nhập học theo chỉ tiêu, trường áp dụng ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

Theo Thanh Niên

Xem thêm bài viết gốc tại đây: Trường ĐH Y dược TP.HCM dùng thêm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để xét tuyển

Phương pháp ôn thi THPT quốc gia 2019

Phương pháp ôn thi THPT quốc gia 2019

Thời điểm này, các địa phương đã triển khai công tác dạy học, ôn tập thi THPT quốc gia năm 2019 đến từng trường. Theo ông Mai Văn Trinh- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), mức độ khó - dễ trong đề thi thật THPT quốc gia 2019 về căn bản sẽ như tinh thần đề tham khảo mà Bộ đã công bố.

Bám sát bộ đề thi tham khảo

Sau khi Bộ GDĐT công bố đề thi tham khảo có độ khó giảm rõ rệt so với kỳ thi năm 2018, nhiều người băn khoăn về độ khó - dễ của đề thi thật. Mới đây trong chương trình tư vấn mùa thi năm 2019 do Bộ GDĐT phối hợp tổ chức, ông Mai Văn Trinh đã giải đáp cụ thể vấn đề này. Theo đó, đề thi tham khảo mà Bộ đã công bố có giá trị tham khảo rất tốt cho định hướng dạy học và ôn tập của học sinh. Vì vậy, học sinh cứ bám theo đề tham khảo để ôn tập.

Như vậy, mức độ phân hóa của đề thi thật sẽ tương đương đề thi tham khảo đã công bố. Lo lắng đề thi thật sẽ tăng độ khó khiến học sinh “trở tay không kịp” sẽ không xảy ra.

Bên cạnh đó, ông Trinh cũng nhấn mạnh nội dung thi nằm trong chương trình phổ thông và chủ yếu là kiến thức lớp 12. Đề thi sẽ đảm bảo số lượng câu hỏi đủ lớn phục vụ xét tốt nghiệp, sau đó là một số câu hỏi có tính chất phân hóa dần phục vụ cho tuyển sinh.

Một điều chỉnh rất quan trọng các trường cần lưu ý đó là năm nay sẽ tăng tỉ lệ kết quả thi từ 50% (năm trước) lên 70%, còn 30% là điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT cho học sinh. Vì vậy, các thí sinh cần lưu ý học đều các môn chứ không chỉ học để chống điểm liệt như năm 2018 là có thể đỗ tốt nghiệp nhờ điểm học bạ lớp 12 “cứu cho”.

Chính vì vậy, nhiều trường cho biết kế hoạch giảng dạy đã có sự thay đổi. Chẳng hạn với các lớp không thi ĐH môn nào, trường đã tăng cường thêm một số tiết dạy môn đó để học sinh có thời gian luyện tập nhiều hơn, đảm bảo trước hết việc đỗ tốt nghiệp, sau đó mới là kết quả thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Cô Nguyễn Thu Huyền, giáo viên môn Ngữ văn Trường THPT Kim Bảng (Hà Nam) cho biết, hiện nay nhà trường vẫn tổ chức vừa học vừa ôn tập các kiến thức đã học. Sau tháng 3, trường sẽ có kế hoạch tập trung ôn kiến thức lớp 12 dưới dạng các chuyên đề để học sinh ghi nhớ có hệ thống hơn.

Thi thử để làm quen

Thông tin từ Sở GDĐT Bắc Giang cho biết, sẽ tổ chức 2 kỳ thi thử THPT quốc gia năm 2019, giúp cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh làm quen, điều chỉnh trong việc tổ chức, chỉ đạo, dạy, ôn thi và tổ chức kỳ thi. Dự kiến tổ chức thi thử lần thứ nhất vào các ngày 29, 30/3, lần thứ hai vào các ngày 17, 18/5. Các đơn vị sẽ tổ chức họp rút kinh nghiệm sau mỗi đợt thi; căn cứ kết quả của học sinh, điều chỉnh kế hoạch và nội dung ôn luyện cho phù hợp với các đối tượng học sinh.

Trước đó, Sở đã yêu cầu các đơn vị tổ chức tổng hợp đăng ký các môn, tổ hợp môn thi của học sinh và kết hợp việc kiểm tra khảo sát của giáo viên bộ môn để phân loại đối tượng học sinh thi lấy kết quả xét tốt nghiệp và thi lấy kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ; động viên khích lệ, tạo điều kiện cho học sinh ôn tập đạt kết quả tốt nhất. Sở cũng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp cụm huyện, thành phố; ưu tiên tập trung cho những nội dung ôn thi THPT quốc gia như: Trao đổi phương pháp dạy; phương pháp, kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm khách quan; nội dung, mức độ kiến thức của các khối lớp; các biện pháp khắc phục điểm liệt cho học sinh... Phát huy tối đa vai trò, năng lực của đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi chuyên môn trong việc bồi dưỡng giáo viên và trực tiếp giảng dạy cho học sinh (ở những đơn vị có nhu cầu và đề xuất). Giáo viên được phân công ôn luyện cho học sinh lớp 12 cần nghiên cứu, vận dụng dạy học bám sát đề thi tham khảo của Bộ GDĐT, các đề ôn luyện của Sở GDĐT trong quá trình ôn luyện.

Về phía nhà trường, ông Nguyễn Văn Thành- Hiệu trưởng Trường THPT Ernst Thälmann (quận 1, TP HCM cho biết, để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, nhà trường đã định hướng cho học sinh chọn lựa các tổ hợp thi và phân bố giáo viên phù hợp. Đến lớp 12, học sinh sẽ được tăng cường ôn tập các bộ môn đã chọn lựa trước đó. Về việc thi thử, nhà trường dự kiến sang tháng 5 khi kết thúc chương trình mới tổ chức thi thử theo từng môn. Khi đó học sinh chuyên tâm, còn giáo viên cũng có thời gian đánh giá những gì chưa được để có sự điều chỉnh.

Cũng chung quan điểm này, nhiều trường cho biết sẽ tổ chức thi thử khi đã kết thúc chương trình học để các em được cọ xát, nắm bắt cách làm bài. Ông Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội lưu ý, thi thử chỉ hữu ích khi đáp ứng hai yếu tố. Thứ nhất là người ra đề phải bám sát với ma trận đề của Bộ. Thứ hai, thời điểm thi thử phải hợp lý. Có như vậy mới giúp học sinh làm quen với kỳ thi THPT quốc gia một cách phù hợp.

Theo Thu Hương

Xem thêm bài viết gốc tại đây: Phương pháp ôn thi THPT quốc gia 2019

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố phương án tuyển sinh năm 2019

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố phương án tuyển sinh năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mới công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Năm 2019, tổng chỉ tiêu dự kiến của Trường là 5.650 chỉ tiêu, tăng 2,7% so với năm 2018.

dai-hoc-kinh-te-quoc-dan

Ngoài 37 mã ngành tuyển sinh như năm 2018, Trường dự kiến sẽ mở thêm 7 ngành mới (học bằng tiếng Anh) được xây dựng theo hướng liên thông quốc tế, tích hợp liên ngành và phù hợp với thời đại công nghệ số.

Cụ thể, các ngành mới có thể mở là ngành Đầu tư tài chính, Công nghệ tài chính, Khoa học dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh, Quản trị khách sạn quốc tế, Phân tích kinh doanh, Kinh doanh số, Quản trị chất lượng và Đổi mới cùng 02 chương trình đào tạo đặc thù là Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (đã tuyển sinh từ năm 2017) Quản trị điều hành thông minh (đã tuyển sinh từ năm 2018), sẽ được bổ sung vào danh mục mã tuyển sinh năm 2019.

Trong những ngành mới này, ngành Kinh doanh số là ngành học mà Trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ là trường tiên phong đào tạo tại Việt Nam. Đây là chương trình đào tạo mới và đầu tiên ở Việt Nam, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cấp bằng chính quy, với mục tiêu đào tạo ra những cử nhân quản trị kinh doanh, có khả năng ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo kế hoạch, năm 2019, số tổ hợp xét tuyển sẽ được Trường Đại học Kinh tế quốc dân duy trình ổn định như năm 2018 với 9 tổ hợp: A00, A01, D01, D07, D09, D10, B00, C03 và C04.

Điểm sàn xét tuyển (dự kiến) đặt ra ở mức 18 điểm, tương tự như năm 2018.

Các ngành đào tạo đều xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Điểm trúng tuyển theo ngành, không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển.

Chỉ tiêu tuyển sinh từ phương thức xét tuyển này chiếm không ít hơn 90% tổng chỉ tiêu.

Ngoài ra, trường còn thực hiện chính sách tuyển thẳng theo quy định của Bộ và áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp theo quy định riêng của trường.

Trường đưa ra 3 phương thức xét tuyển trong năm 2019

1. Tuyển thẳng: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

2. Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019: Điểm trúng tuyển theo ngành/chương trình; Không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển.

3. Xét tuyển kết hợp (tuyển thẳng) nhận hồ sơ dự tuyển tại trường từ 02/5/2019 đến 15/7/2019 gồm 02 đối tượng sau:

- Thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và có tổng điểm thi THPTQG năm 2019 của 3 môn bất kỳ (có môn Toán) đạt từ 18 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

- Thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/06/2019) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm thi THPTQG năm 2019 của môn Toán và 01 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

Trường sẽ tuyển chọn sau khi sinh viên nhập học các lớp

- 10 lớp Chất lượng cao (50 chỉ tiêu/01lớp): Kiểm toán, Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, QTKD quốc tế, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Marketing, Quản trị nhân lực, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư.

- 05 lớp Tiên tiến học bằng tiếng Anh: Kế toán (110 chỉ tiêu/02 lớp), Tài chính (110 chỉ tiêu/02 lớp) và Kinh doanh quốc tế (55 chỉ tiêu/01 lớp).

Trường dự kiến tổ chức NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH – HƯỚNG NGHIỆP vào 2 đợt. Đợt 1: 8h00 thứ Bảy ngày 16/3/2019 tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân; Đợt 2: tháng 7/2019 tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); D01 (Toán, Văn, Anh); D07 (Toán, Hóa, Anh); D09 (Toán, Sử, Anh); D10 (Toán, Địa, Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), C03 (Toán, Văn, Sử).

Theo Giáo Dục & Thời Đại

Xem thêm bài viết gốc tại đây: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố phương án tuyển sinh năm 2019

Đại học Hàng hải tuyển sinh trên 3.000 chỉ tiêu năm 2019

Đại học Hàng hải tuyển sinh trên 3.000 chỉ tiêu năm 2019

Năm tuyển sinh 2019, Đại học Hàng hải Việt Nam sẽ tuyển sinh với tổng chỉ tiêu 3.200 thí sinh.

Năm 2019, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển sinh trình độ đại học chính quy với 4 phương thức.

dai-hoc-hang-hai-tuyen-sinh-2019

Thứ nhất, trường sẽ xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia năm 2019 theo Quy định của Bộ GD&ĐT về điều kiện xét tuyển, thời gian xét tuyển, lệ phí xét tuyển,...

Thứ hai, trường xét tuyển thẳng kết hợp, áp dụng cho toàn bộ các chuyên ngành đối với những thí sinh có tổng điểm các môn thi THPT Quốc gia năm 2019 trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo Quy định của nhà trường.

Đồng thời, thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 hoặc tương đương trong thời hạn (tính đến ngày 30/6/2019); đạt các giải Nhất, Nhì, Ba các môn thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên với các môn thi gồm: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học và Ngoại ngữ.

Thứ ba, trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện 3 năm học THPT, áp dụng đối với những thí sinh thuộc nhóm Kỹ thuật & Công nghệ (27 chuyên ngành) với tiêu chí xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2017, 2018, 2019, có hạnh kiểm khá trở lên. Xét tuyển theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Chuyên ngành Kiến trúc & nội thất sử dụng kết quả thi Vẽ mỹ thuật năm 2019 của các trường đại học khác trong xét tuyển. Trong đó, điểm trung bình tổ hợp môn xét tuyển = (Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển 3 năm lớp 10, 11, 12; mỗi năm gồm học kỳ 1 và học kỳ 2)/6.

Điểm xét tuyển = Điểm trung bình tổ hợp môn xét tuyển + Điểm ưu tiên.

Riêng đối với chuyên ngành Kiến trúc & nội thất, điểm xét tuyển = (Tổng điểm 02 môn trong tổ hợp xét tuyển 03 năm lớp 10, 11, 12; mỗi năm gồm học kỳ 1 và học kỳ 2)/6 + Điểm Vẽ mỹ thuật * 2 + Điểm ưu tiên. Điểm trung bình tổ hợp môn xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 15.

Thứ tư, trường xét tuyển thẳng theo đặt hàng và học bổng của doanh nghiệp. Phương thức này chỉ áp dụng cho 2 chuyên ngành Điều khiển tàu biểnvà Khai thác máy tàu biển.

Đối tượng là những thí sinh có tổng điểm các môn thi THPT Quốc gia năm 2019 hoặc tổng điểm trung bình của 3 môn theo kết quả của 3 năm THPT (trong tổ hợp môn xét tuyển) cộng với điểm ưu tiên đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo Quy đinh của nhà trường.

Theo NHẬT TÂM (VTC)

Xem thêm bài viết gốc tại đây: Đại học Hàng hải tuyển sinh trên 3.000 chỉ tiêu năm 2019

Thi THPT quốc gia 2019: Thí sinh cần cẩn trọng với quy định mới

Thi THPT quốc gia 2019: Thí sinh cần cẩn trọng với quy định mới

Năm nay, Kỳ thi THPT quốc gia 2019 dự kiến tỷ lệ trung bình thí sinh chọn môn KHXH trên cả nước vẫn sẽ cao hơn so với môn KHTN. Điều này được lý giải là vì bài thi KHXH có tới 2/3 môn dễ 'ăn' điểm như môn giáo dục công dân và địa lý.

quy-dinh-moi-ky-thi-thpt-quoc-gia-2019

Phân tích phổ điểm môn giáo dục công dân năm 2018 cho thấy dù mặt bằng điểm chung của tất cả các môn thi đều rất thấp nhưng đây là môn có mức điểm trung bình vượt xa các môn còn lại, là môn có nhiều điểm 10 nhất với 309 bài, đồng thời là môn có số điểm liệt thấp nhất trong tất cả các môn thi. Đây cũng là môn thi duy nhất số lượng bài thi đạt điểm tuyệt đối nhiều hơn năm 2017.

Đề thi tham khảo môn giáo dục công dân năm nay cũng được đánh giá là có nhiều nội dung kiến thức rất thiết thực với học sinh, đề bài không yêu cầu thí sinh ghi nhớ máy móc các khái niệm, điều luật, chỉ cần các em hiểu bản chất, nắm được “từ khóa” là có thể trả lời được câu hỏi. Hơn nữa, đề thi những năm gần đây có khoảng 50% câu hỏi tình huống, trong đó có 20% câu hỏi tình huống đơn giản, thí sinh chỉ cần nhớ nội dung chính là có thể giải quyết một cách dễ dàng, thí sinh có thể vận dụng kiến thức xã hội của mình vào bài làm. Với môn địa lý, lợi thế được sử dụng Atlat trong việc làm bài thi cũng đã được chứng minh trong nhiều năm gần đây… Đề tham khảo năm 2019 cho thấy số câu hỏi thực hành vẫn giữ nguyên tỷ lệ như đề thi năm 2018 (15 câu thực hành, trong đó 11 câu Atlat).

Bạn có biết về SỰ THẬT HỌC PHÍ TRƯỜNG CÔNG LẬP CAO HƠN TRƯỜNG TƯ? Xem ngay nhé.

Tuy nhiên, các giáo viên cũng chỉ ra rằng với việc tăng điểm thi lên 70% để xét tốt nghiệp THPT năm 2019 thì thí sinh phải hết sức lưu ý vì không phải chỉ cần vượt qua điểm liệt mà điểm các môn thi sẽ phải đạt mức trung bình trở lên chứ không thể môn nọ “gồng gánh” cho môn kia như trước. Trong bài thi môn KHXH, đáng lo ngại nhất là môn lịch sử. Đây là môn mà kỳ thi năm 2018 có phổ điểm “xấu” nhất và cũng là môn có điểm thi thấp hơn so với các môn còn lại trong các năm gần đây.

ĐỪNG BỎ LỠ những Mẹo Hay Mùa Thi giúp bạn đạt điểm 8, 9, 10. TẠI ĐÂY!

GS Phạm Hồng Tung, ĐH Quốc gia Hà Nội, chủ biên môn lịch sử, cho rằng: Môn lịch sử dù có nhiều học sinh lựa chọn nhất trong năm 2018 nhưng cần có cái nhìn tỉnh táo về hiện tượng này. Hầu hết học sinh chọn môn sử chỉ để xét tốt nghiệp, nhiều em có tâm lý chỉ cần 2 - 3 điểm môn này là được xét tốt nghiệp rồi nên không tập trung học. Các năm trước học sinh với tâm lý coi đây là môn học thuộc, có thể ăn may nhờ trúng tủ nên ngày càng nhiều em chọn môn này. Tuy nhiên, đề thi từ năm 2018 và cả đề tham khảo năm 2019 đã cho thấy một điểm chung là không thể cứ học thuộc, ghi nhớ máy móc các sự kiện, ngày tháng… là làm được bài.

Theo Thanh Niên

Xem thêm bài viết gốc tại đây: Thi THPT quốc gia 2019: Thí sinh cần cẩn trọng với quy định mới

Sự Thật Về: Học phí trường CÔNG cao hơn trường tư!

Sự Thật Về: Học phí trường CÔNG cao hơn trường tư!

Học phí các trường ĐH công lập hiện đang có nhiều mức khác nhau. Ngoại trừ mức trần học phí chương trình đại trà nhà nước quy định dành cho các trường ĐH công lập chưa thực hiện tự chủ thì nhiều chương trình đào tạo của trường công có học phí còn hơn trường tư.

hoc-phi-dai-hoc-cao-dang-trung-cap-2019

Chất lượng cao gấp 5 - 6 lần đại trà

Theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí (HP) đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, mức trần HP đối với chương trình đào tạo đại trà tại các cơ sở chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư trong năm học 2019 - 2020 sẽ từ 8,9 - 13 triệu đồng/năm (tùy khối ngành). Như vậy, mỗi tháng, sinh viên theo học tại các cơ sở này đóng từ 890.000 - 1,3 triệu đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh chương trình đại trà, ở hầu hết các trường ĐH công lập hiện nay đều có thêm chương trình khác với mức HP cao hơn nhiều lần như: chất lượng cao, tiên tiến, liên kết…

Chẳng hạn, năm 2019 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM sẽ tuyển sinh chương trình chất lượng cao với 5 ngành (báo chí, ngôn ngữ Anh, Nhật Bản học, quan hệ quốc tế, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành). HP các chương trình này dự kiến tăng 10%, từ 33 triệu đồng/năm (2018) lên 36 triệu đồng/năm (2019).

Tương tự, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng đưa ra mức HP dự kiến cho năm học 2019 - 2020 là 1.060.000 đồng/tháng. Nhưng với chương trình tiên tiến học phí thu 40 triệu đồng/năm, chương trình Việt - Pháp 38 - 40 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao từ 29,7 - 40 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cũng dự kiến HP chương trình chất lượng cao khoảng 49 triệu đồng/năm. Nếu so với HP chương trình đại trà 10,6 triệu đồng/năm thì chương trình chất lượng cao gần gấp 5 lần.

Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, HP chương trình đại trà hiện vẫn áp dụng theo mức trần quy định với trường chưa thực hiện tự chủ (10,6 triệu đồng/năm với các ngành kỹ thuật và công nghệ). Nhưng với chương trình chất lượng cao học hoàn toàn bằng tiếng Anh, HP lên tới 30 triệu đồng/học kỳ. Như vậy, sự chênh lệch HP cùng một ngành ở 2 chương trình lên gấp gần 6 lần.

Học phí trường tự chủ lên tới 46 triệu đồng/năm

Với các trường ĐH công đã được phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo đề án tự chủ, mức HP thu ngay với chương trình đại trà cũng cao hơn nhiều so với mức trần quy định trường chưa tự chủ.

Theo Nghị định 86, mức trần HP với các chương trình đại trà tại các đơn vị thực hiện tự chủ trong năm học 2019 - 2020 từ 18,5 - 46 triệu đồng/năm tùy khối ngành. Trên cơ sở này, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết HP năm 2019 với chương trình đại trà khoảng 16,5 - 18,5 triệu đồng/năm. Với chương trình chất lượng cao dạy bằng tiếng Việt 27 - 28 triệu đồng/năm và chất lượng cao tiếng Anh 30 triệu đồng/năm.

Mức HP cho trường thực hiện đề án tự chủ đang áp dụng với hàng loạt trường ĐH khác, như: Kinh tế TP.HCM, Công nghiệp TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Tài chính - Marketing, Mở TP.HCM, Kinh tế quốc dân…

Dù đề án tự chủ chưa chính thức được thông qua nhưng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã công bố mức HP dự kiến năm học 2019 - 2020 chương trình chính quy 18 triệu đồng/năm, văn bằng 2 và chất lượng cao 30 triệu đồng/năm và tiên tiến 40 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đang trình đề án tự chủ chờ UBND TP.HCM thông qua. Theo mức HP dự kiến khi thực hiện đề án tự chủ từ năm học 2018 - 2019, thí sinh có hộ khẩu TP.HCM từ 11,8 - 30 triệu đồng/năm và thí sinh có hộ khẩu nơi khác 25 - 44 triệu đồng/năm tùy ngành.

Trước đó, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện tự chủ nhiều năm nay, HP các chương trình do trường cấp bằng khoảng 42 triệu đồng/năm; chương trình do ĐH đối tác cấp bằng giai đoạn 1 học tại VN 56 triệu đồng/năm và giai đoạn 2 theo chính sách trường đối tác.

Xem ngay Chiến Lược Ôn Thi THPT quốc gia 2019 hiệu quả, đạt điểm cao.

Trường tư thục tăng tối đa 10%

Đại diện các trường ngoài công lập cho biết HP năm 2019 không tăng hoặc tăng tối đa 10%. Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, HP dự kiến năm 2019 khoảng 500.000 đồng/tín chỉ (16 triệu đồng/năm).

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM khoảng 30 triệu đồng/năm và dự kiến mức tăng HP không quá 5%. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM khoảng 60 triệu đồng/năm và duy trì ổn định hoặc tăng không quá 5%.

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Văn Lang, cho biết HP năm nay dự kiến tăng khoảng 5 - 7% và giữ nguyên toàn khóa học. Theo đó, học phí các ngành sức khỏe tăng từ 36 lên 40 triệu đồng/năm, ngành thấp nhất từ 28 lên 30 triệu đồng/năm. “Ngoài học phí này, trường không thu thêm lệ phí khác. Sinh viên nếu đóng trước 2 năm hoặc toàn khóa trường sẽ có chính sách giảm HP”, thạc sĩ Tuấn thông tin.

Năm 2019, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng dự kiến không tăng học phí so với năm 2018 (8 - 10 triệu đồng/học kỳ).

Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y Dược Việt Nam có mức học phí năm 2019 là 5-6 triệu/kỳ và không tăng quá 10% học phí/năm.

Theo báo Thanh Niên

Xem thêm bài viết gốc tại đây: Sự Thật Về: Học phí trường CÔNG cao hơn trường tư!

Học sinh dịch chuyển về đào tạo nghề?

Học sinh dịch chuyển về đào tạo nghề?

Người ta hay nói tình trạng giáo dục VN hiện tại là 'thừa thầy thiếu thợ'. Câu nói ấy chưa chính xác.

Thực ra, VN hiện tại không có tình trạng “thừa thầy”, vì để đào tạo được một người thầy đúng nghĩa không hề đơn giản. Nhưng nói đang “thiếu thợ” thì đúng, dù chưa trọn nghĩa. Ấy là vì chúng ta đang “thiếu thợ lành nghề”.

hoc-nghe-2019

Hằng năm các sinh viên tốt nghiệp và… thất nghiệp là một sự thật đau lòng. Trong khi các doanh nghiệp lại phàn nàn họ không tuyển dụng được lao động theo đúng yêu cầu phục vụ cho sản xuất. Cách đây vài năm, trong một buổi hội thảo, đã có diễn giả dẫn lại một chuyện thật như đùa, khi kể có doanh nghiệp nước ngoài nói rằng họ phải mất 2 năm để tẩy sạch những gì sinh viên đã học, sau đấy thêm 2 năm nữa để dạy những kỹ năng mà họ cần.

Với hàng ngàn trường ĐH, CĐ, trung cấp nghề, lẽ ra đó phải là “lò” đào tạo nguồn nhân lực đủ cung ứng cho các doanh nghiệp, cả trong nước và FDI. Nhưng trong thực tế, nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ở một số trường đại học không thể tìm ra việc làm, còn doanh nghiệp lại không tìm ra nhân lực đúng yêu cầu cho mình.

Trong khi đó, chọn trường sau khi tốt nghiệp THPT của học sinh đang dịch chuyển về phía chọn những trường dạy nghề nhưng liệu trong hàng ngàn trường dạy nghề trong cả nước, đã có bao nhiêu trường “đào tạo điều thị trường lao động cần”?

Hiện ở Quảng Ngãi, ít nhất đã có Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất trả lời được câu hỏi này.

Trong lễ khai giảng niên học 2018 - 2019 và lễ tốt nghiệp cho sinh viên của trường, thầy hiệu trưởng nhà trường đã cam kết: “Trường đào tạo gắn với việc làm cho người học sau tốt nghiệp, 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm và làm được việc ngay”. Thậm chí, nhà trường còn cam kết, nếu sinh viên nào tốt nghiệp từ trường mà không có việc làm, trường sẽ hoàn trả hoàn toàn học phí đào tạo. “Nói thế, nhưng chúng tôi chưa phải hoàn trả học phí cho trường hợp nào, vì tất cả sinh viên ra trường đều có việc làm”.

Đó chính là yêu cầu của các doanh nghiệp, của những nhà tuyển dụng.

Gắn kết với doanh nghiệp trong mục tiêu đào tạo nhưng chất lượng đào tạo lại phụ thuộc vào nhà trường.

Gắn kết với doanh nghiệp chỉ là một nửa của mục tiêu đào tạo, chất lượng đào tạo chính là nửa còn lại.

Nếu chúng ta có nhiều trường dạy nghề theo mục tiêu này thì sự dịch chuyển của học sinh về hướng chọn trường dạy nghề, thay vì chọn trường đại học, sẽ tăng lên trong tương lai rất gần.

Theo Thanh Niên

Xem thêm bài viết gốc tại đây: Học sinh dịch chuyển về đào tạo nghề?

Bật Mí: Chiến lược ôn thi THPT quốc gia đạt điểm 8-9-10

Bật Mí: Chiến lược ôn thi THPT quốc gia đạt điểm 8-9-10

Năm nay sẽ tăng tỉ lệ kết quả thi từ 50% lên 70%, còn 30% là điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT.

Trong phương án thi THPT quốc gia mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, có một sự điều chỉnh rất quan trọng. Đó là sẽ tăng tỉ lệ kết quả thi từ 50% (năm trước) lên 70%, còn 30% là điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT cho học sinh (HS). Hiện các trường trên địa bàn TP.HCM đều đang đặc biệt quan tâm thông tin này và tập trung ôn luyện cho HS theo chiến lược mới.

on-thi-thpt-quoc-gia-2019

Thầy trò cùng tăng tốc

Em Quỳnh Diễm, HS lớp 12 tại quận Gò Vấp, chia sẻ: “Đối với em, việc điều chỉnh tỉ lệ không ảnh hưởng nhiều. Mục tiêu của em là đậu vào ĐH Ngoại thương nên đã đầu tư cho việc học từ năm lớp 11. Sang lớp 12 em càng đẩy mạnh cường độ học. Ngoài học hai buổi ở trường, buổi tối em còn đi học thêm nữa”.

Thầy Cao Thanh Hoàng, giáo viên Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình), cho biết thầy ủng hộ sự điều chỉnh về điểm xét tốt nghiệp. Theo thầy, điều này rất cần thiết trong bối cảnh nhiều trường đang có biểu hiện nâng điểm cho HS mà không đánh giá đúng thực lực của các em. Hơn nữa đây là cách góp phần phân loại HS tốt hơn, khiến các em nghiêm túc hơn trong việc học.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã lên kế hoạch ôn tập kỹ lưỡng. Riêng môn lý, trong quá trình dạy chúng tôi đã lồng ghép việc ôn tập để thường xuyên kiểm tra kiến thức các em” - thầy Hoàng nói.

Trong khi đó, thầy Trần Trung Trực, giáo viên Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình), nhận định việc điều chỉnh tỉ lệ trên sẽ làm thay đổi nhiều thứ. Nếu độ khó của đề thi năm nay tương đương năm ngoái thì kết quả tốt nghiệp sẽ giảm đáng kể.

Thầy Trực ví dụ, điểm thi (2018) của một HS có trung bình cộng đạt 4,15. Theo cách tính năm ngoái, điểm học bạ các môn lớp 12 của HS này đạt 5,85 là sẽ được công nhận tốt nghiệp (cách tính theo tỉ lệ 50:50 là (5,85+4,15)/2 = 5).

Xem ngay những lưu ý khi thi THPT quốc gia 2019, 2K1 cập nhật ngay nhé.

Thế nhưng nếu tính cách mới, HS này sẽ trượt vì với tỉ lệ 70:30 thì (4,15×0,7) + (5,85×0,3) = 4,66 < 5.

Tuy nhiên, theo đề thi minh họa vừa được công bố thì đề năm nay có vẻ “dễ thở” hơn năm trước, nội dung chủ yếu trong chương trình lớp 12. Điều này khiến các thầy cô an tâm phần nào.

Cô Đỗ Thị Việt Phương, tổ trưởng môn hóa Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12), cho biết tổ đã có sự thay đổi trong kế hoạch giảng dạy. Cụ thể, với các lớp không thi đại học (ĐH) môn hóa như khối A1, trường đã tăng cường một tiết để có thời gian luyện tập nhiều hơn. Các lớp chọn thi ĐH môn hóa thì vẫn học và ôn như bình thường. Sau tháng 3, tổ sẽ có kế hoạch tập trung ôn kiến thức lớp 12 dưới dạng các chuyên đề.

Một số trường sẽ tổ chức thi thử

Hiệu trưởng một số trường nhận định nhờ có sự chuẩn bị từ sớm nên việc thay đổi tỉ lệ điểm xét tốt nghiệp của Bộ không ảnh hưởng quá lớn đến HS.

Hiệu trưởng Trường THPT Ernst Thälmann (quận 1), thầy Nguyễn Văn Thành, chia sẻ quan điểm của trường là học thực chất, dạy thực chất nên với phương án nào cũng không thành vấn đề. Để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, nhà trường đã định hướng cho HS chọn lựa các tổ hợp thi và phân bố giáo viên phù hợp. Đến lớp 12, HS sẽ được tăng cường ôn tập các bộ môn đã chọn lựa trước đó.

Trả lời về việc tổ chức thi thử, thầy Thành đánh giá: “Thi thử chỉ hữu ích khi đáp ứng hai yếu tố. Thứ nhất là người ra đề phải bám sát với ma trận đề của Bộ. Thứ hai là thời điểm thi thử phải hợp lý. Hiện trường vẫn để các em học bình thường, sang tháng 5 khi kết thúc chương trình mới tổ chức thi thử theo từng môn. Khi đó HS chuyên tâm, còn giáo viên cũng có thời gian đánh giá những gì chưa được để có sự điều chỉnh”.

Cùng quan điểm, thầy Đặng Đình Quý, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình), chia sẻ HS lớp 12 của trường đã được đăng ký lớp theo tổ hợp thi ngoài ba môn bắt buộc là toán, văn, Anh. Ngoài việc thực hiện theo chương trình của Bộ, trường đã chủ động tăng số tiết phục vụ cho các em theo các tổ hợp thi đã chọn.

Những MẸO HAY MÙA THI mà học sinh có thể áp dụng để giảm thời gian học mà vẫn đạt kết quả cao.

Trường THPT Nguyễn Thái Bình cũng sẽ tổ chức thi thử khi đã kết thúc chương trình học để các em được cọ xát, nắm bắt cách làm bài.

Có quan điểm khác, thầy Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới (Nhà Bè), cho biết: “Trường sẽ không cho thi thử để tránh cho HS phải mệt mỏi. Chúng tôi chủ trương kiểm tra kiến thức các em thường xuyên. Sau một học kỳ sẽ có đánh giá để sàng lọc HS. Em nào học trung bình, yếu sẽ được phụ đạo miễn phí trong buổi học thứ hai”.

Nếu bạn chưa nắm được Cấu Trúc Đề Thi THPT Quốc Gia 2019 thì hãy đọc ngay nhé, để biết định hướng ôn tập.

Theo Bộ GD&ĐT, nội dung thi năm nay cũng sẽ nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 để đảm bảo ngưỡng cơ bản xét tốt nghiệp THPT. Đề thi có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh.

Theo NGUYỄN QUYÊN

Xem thêm bài viết gốc tại đây: Bật Mí: Chiến lược ôn thi THPT quốc gia đạt điểm 8-9-10

Năm 2019: Các trường đại học “tốp trên” tuyển sinh như thế nào?

Năm 2019: Các trường đại học “tốp trên” tuyển sinh như thế nào?

Kỳ tuyển sinh năm 2019, nhiều trường đại học “tốp trên” ngoài mở thêm các ngành đào tạo, các trường còn mở rộng thêm các đối tượng tuyển sinh.

Trường ĐH Ngoại thương

Vừa công bố phương thức tuyển sinh năm 2019, trường dự kiến tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2019 với tổng chỉ tiêu là 3.850 thí sinh, giữ ổn định so với năm 2018. Trong đó, tại cơ sở Hà Nội là 2.750, tại cơ sở TP.HCM là 950 và tại cơ sở Quảng Ninh là 150.

Trường tuyển sinh theo 4 phương thức, gồm: xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT; xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT quốc gia năm 2019; xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019; xét tuyển thẳng.

tuyen-sinh-dh-top-tren-2019

Với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, về cơ bản không thay đổi so với phương thức xét tuyển của năm 2018. Năm 2019, dự kiến trường sẽ bổ sung tổ hợp xét tuyển D01 cho ngành ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại.

Bật Mí: Chiến lược ôn thi THPT quốc gia đạt điểm 8-9-10

Đại học Kinh tế Quốc dân

Còn tại ĐH Kinh tế Quốc dân, chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy 2019 là 5.650 chỉ tiêu, tăng 150 chỉ tiêu so với năm 2018. Năm nay, trường sử dụng 3 phương thức xét tuyển sinh. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, điểm trúng tuyển được tính theo ngành/chương trình, không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển.

Phương thức xét tuyển kết hợp (tuyển thẳng), hồ sơ dự tuyển sẽ được nhận tại trường từ ngày 2/5 đến 15/7, áp dụng cho 2 đối tượng: Đó là, thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên VTV và có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của 3 môn bất kỳ (trong đó có môn Toán) đạt từ 18 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

Tiếp theo là đối tượng thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/6/2019) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFT ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của môn Toán và 1 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

Năm 2019, ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến tuyển sinh thêm 7 chương trình mới học bằng tiếng Anh. Có 9 tổ hợp được nhà trường áp dụng xét tuyển sinh năm 2019 cho 47 ngành/chương trình trong mùa tuyển sinh 2019.

Thi THPT quốc gia 2019 cần lưu ý những gì? Xem ngay để tránh bị vi phạm quy chế thi hoặc bị phạt.

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐH Quốc gia Hà Nội cũng vừa chính thức công bố thời gian và phương thức tuyển sinh dự kiến năm học 2019 - 2020. Theo đó, tổng chỉ tiêu vào các trường, khoa thành viên năm tới là 9.000. ĐH Quốc gia Hà Nội xét tuyển các đối tượng gồm: Thí sinh có kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge (Anh) có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng.

ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ xét tuyển hai đợt: Đợt 1 dự kiến từ ngày 10 – 31/7 với các thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và từ ngày 10/7 - 31/8 đối với thí sinh sử dụng phương thức khác. Còn đợt 2, xét tuyển dự kiến từ ngày 13/8.

Đọc thêm những MẸO HAY MÙA THI mà thí sinh nào  làm theo cũng có động lực và đạt điểm cao.

Đại học Quốc gia TP.HCM

ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đã công bố phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2019, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh của các đơn vị thành viên là hơn 16.000 thí sinh. Thực hiện tuyển sinh bằng các phương thức: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM dành cho các đối tượng là học sinh các trường chuyên, năng khiếu, thuộc các trường đại học tỉnh, thành trên toàn quốc. Học sinh nhóm 100 trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong các năm từ 2015 đến 2018.

Xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Xét tuyển trên kết quả các kỳthi quốc tế. Thí sinh có chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT, BI, A-level... đạt danh hiệu học sinh giỏi trong các năm ở THPT và có hạnh kiểm tốt.

Theo Quang Anh (Gia đình & Xã hội)

Xem thêm bài viết gốc tại đây: Năm 2019: Các trường đại học “tốp trên” tuyển sinh như thế nào?