Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

NẾU BẠN MUỐN CÓ ĐƯỢC THỨ MÌNH CHƯA TỪNG CÓ, HÃY LÀM NHỮNG THỨ MÌNH CHƯA TỪNG LÀM

Mỗi ngày trôi qua, bạn cảm thấy như mình chỉ đang “tồn tại” trong 1 vòng tròn cứ lặp đi lặp lại của những công việc đã quá nhàm chán quen thuộc...

Và, như một cỗ máy được lập trình sẵn, bạn làm việc cật lực mỗi ngày để rồi đến cuối ngày nhận ra mình chẳng làm được gì thực sự “có nghĩa” cả!

Ky nang song đạt mục tiêu trong cuoc song
Kỹ năng đạt được mục tiêu

Bạn muốn đạt được rất nhiều thứ: học sinh giỏi, nhận học bổng, đi du học hay đơn giản là xếp gọn mọi thứ lại cho 1 chuyến phượt mà bạn dự định từ lâu… nhưng những kế hoạch, dự định đó vẫn chỉ nằm mốc meo trong một góc nào đó! Hay bạn chỉ ngồi “há miệng chờ sung” trong khi cơ hội để trái sung rơi vào miệng bạn là rất rất nhỏ, chưa kể có thêm hàng tá người cũng đang ngồi chờ giống bạn!

Ngoại trừ cái tỉ lệ may mắn bé nhỏ ấy ra thì: CHỈ HÀNH ĐỘNG MỚI ĐEM LẠI CHO BẠN KẾT QUẢ.

Nếu Mark Zuckerberg không thực hiện ý tưởng xây dựng mạng xã hội thì bây giờ đã không có Facebook.
Nếu Bill Gates không miệt mài lập trình trên máy tính và tìm ra những thuật toán mới thì liệu Microsoft có ra đời?

Ai cũng có những dự định, những mục tiêu và ước mơ thật ý nghĩa, nhưng rồi bóng đen của nỗi SỢ làm bạn chùn bước: sợ khó, sợ khổ, sợ thất bại, sợ người khác chê cười… 
"Việc này khó quá, chắc mình không làm nổi!"
"Nếu mình thất bại thì thê thảm lắm...!"
"Nhỡ người đó từ chối thì mình sẽ đau khổ lắm!"
...
Rồi bạn chần chừ, không dám hành động!

AI CŨNG MUỐN ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG NHƯNG RẤT ÍT NGƯỜI CHỊU BỎ CÔNG SỨC VÀ THEO ĐUỔI ĐIỀU ĐÓ.

Hãy nhớ rằng, cuộc sống rất công bằng, nếu bạn hành động và thành công thì bạn sẽ có được sự tự tin và thành quả, nếu bạn hành động nhưng không thành công thì bạn sẽ có được những bài học và kinh ngiệm quý báu cho mình.

Edison đã thất bại 9.999 lần trước khi ông sáng chế ra bóng đèn điện.
Harland David Sanders, "Đại tá" của thương hiệu KFC nổi tiếng đã bị từ chối bởi hơn 1.000 nhà hàng trước đó.
Walt Disney đã từng bị sa thải vì "thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng nào tốt cả.”
...

BẠN có thể CẦN LÀM TỚI LÀN THỨ 100 ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG CỦA MÌNH.

Còn nếu như bạn không HÀNH ĐỘNG thì BẠN SẼ CHẲNG NHẬN ĐƯỢC GÌ CẢ! Ngay cả cái vị của sự thất bại bạn cũng chẳng được nếm để rồi biết đến mùi vị thành công tuyệt vời đến thế nào!

[ĐỪNG CHỜ ĐỢI NỮA, VÌ CỨ ĐỂ ĐÓ SẼ THÀNH KHÔNG BAO GIỜ]

Theo kynangmema2z.blogspot.com

5 DẤU HIỆU ĐƠN GIẢN CHO BẠN BIẾT BẠN CHƯA THỂ ĐẾN ĐÍCH

1. BÀO CHỮA

"Tôi không có thời gian để làm nó", "Tôi có quá nhiều việc phải làm" "Cả ngày phải chịu đựng bà cô trên trường chưa đủ hay sao?",... Bạn đưa ra cho mình những lí do và tin vào nó nhiều đến mức nó trở thành rào cản không thể vượt qua.

Lí do bao biện của bạn có thể rất thực tiễn, nhưng người tạo ra là bạn. Hãy nói "Tôi sẽ thử", "Tối sẽ sắp xếp lại" trước khi nói "Tôi không thể". Hãy bật dậy vào mỗi buổi sáng trước khi nói câu "Tối qua tôi thức khuya, tôi không đủ sức"... Hãy loại bỏ 1 số thói quen lãng phí thời gian như lướt facebook, đọc báo giật tít, xem phim Hàn Quốc dài tập, bạn sẽ có thêm thời gian cho mình đấy.

Kỹ năng nhận biết bạn đã đến đích chưa
Học ky nang song cùng kynangmema2z

2. SỢ HÃI

Không chỉ bào chữa, chúng ta còn sợ hãi và lo lắng. "Nhỡ mình nói ra, bọn nó cười mình thì sao?", "Nhỡ mình nói với ba mẹ, ba mẹ la mình thì sao?"... Nếu bạn để nỗi sợ đó ngăn cản việc theo đuổi những giấc mơ, bạn sẽ đầu hàng cuộc đời và rốt cuộc bạn sẽ chẳng thấy mục đích sống của mình nữa.

Bạn nghĩ người khác đánh giá mình? Hãy thử một lần hỏi họ xem họ cảm thấy thế nào. Bạn sợ ba mẹ phản đối? Sao bạn không chọn ngày đẹp trời nào đó và tâm sự với ba mẹ xem sao.

3. VÙNG AN TOÀN

Bạn chưa làm nó bao giờ cả? Và điều đó là bạn lo lắng.
Đôi khi trong cuộc sống cũng phải có một chút mạo hiểm chứ nhỉ? Để thử thách bản thân và trưởng thành. Hãy bắt đầu từ những bước đầu tiên nhé. Nếu bạn muốn phượt, hãy chọn điểm đến cho mình ngay đi.

4. PHÂN TÍCH QUÁ NHIỀU

Hãy dừng việc mổ xẻ và phân tích quá nhiều về một vấn đề. Đến cuối cùng nó cũng chỉ quay về việc kể lể và than phiền mà thôi. Bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó.

Nếu bạn muốn có được điểm cao, hãy học hành chăm chỉ. Muốn có thân hình đẹp, hãy tập thể dục hàng ngày. Đó mới là thứ bạn cần bây giờ...

5. GIÁ NHƯ

Giá như bạn có nhiều tiền hơn, có nhiều mối quan hệ hơn, có tài hơn, bạn sẽ dễ dàng theo đuổi những giấc mơ và hưởng thụ cuộc sống phải không nào?

Nếu bạn biết giá như không phải là sự thật, đừng giá như nữa và biến nó thành sự thật đi. Bạn có thể có được tiền từ việc làm thêm, có được mối quan hệ từ việc giao tiếp nhiều với những người xung quanh... Có thể bây giờ là ít đấy, nhưng vài năm sau thì không ít chút xíu nào cho bạn kinh doanh, khám phá đây đó đâu.

THAY CHO LỜI KẾT:

"Đường dài mới biết ngựa hay!" Hãy bước bước chân đầu tiên ngay bây giờ nhé ... Và khi đã bước đi thì HÃY ĐI CHO ĐẾN ĐÍCH.

Theo Awake Your Power

Kỹ năng chịu 100% trách nhiệm với bản thân để thành công trong cuộc sống

- Với mọi kết quả xảy ra, những người thành đạt luôn nhìn thấy “Tại tôi…” chứ không bao giờ “Tại vì…”. Khi nhận lấy trách nhiệm về mình, họ liên tục thay đổi và rèn luyện để vững vàng và mạnh mẽ hơn. Họ biết cách làm chủ cuộc đời của mình, không trao quyền kiểm soát đời mình cho người khác hay lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Họ hiểu rằng, có những điều không thể thay đổi được nên họ đón nhận và yêu thích tất cả những gì thuộc về mình. Họ chẳng bao giờ phàn nàn về thời tiết, đau khổ về ngoại hình, trách móc cha mẹ, hay càm ràm về đất nước. Họ dành thời gian để sống cuộc đời họ mơ ước.

Chịu 100% trách nhiệm với bản thân để thành công hơn

- Để làm được điều này bạn phải biết nhận 100% trách nhiệm cho mọi kết quả của đời mình. Bởi biết đến bao giờ mới có được một con đường thênh thang để chỉ mình bạn thong dong trên đó và chẳng có chướng ngại nào cản lối? Vì thời tiết xấu mà bạn bị bệnh? Vì công ty bạn đang làm không có được một môi trường làm việc lý tưởng nên bạn không thể tạo ra những kết quả tốt nhất? Vì bạn sinh ra trong gia đình nông dân cơ cực nên bạn chẳng thể khá nổi ư?... Chẳng phải cùng sống trong thời tiết đó mà những người xung quanh bạn vẫn khỏe khoắn đấy sao? Cũng trong môi trường đó mà những đồng nghiệp của bạn vẫn làm việc hiệu quả? Có biết bao nhiêu người thành đạt đi lên từ chân lấm tay bùn, đâu có hiếm để bạn không biết đến? Nếu còn tiếp tục bám víu vào những nguyên nhân bên ngoài, bạn sẽ còn có hàng núi lý do trì kéo bạn xuống thẳm sâu của thất bại.

- Chỉ khi nhận trách nhiệm về mình, bạn mới biết được đâu là điều mình cần rèn luyện thêm, đâu là điểm mạnh cần phát huy hay điểm yếu cần cải thiện, đâu là những bài học kinh nghiệm cần rút ra cho những lần sau, đâu là điều có thể làm tốt hơn, và mình đã đi đến đâu trên con đường dẫn đến đích. Một khi bạn vẫn còn đổ trách nhiệm cho người khác hay cho hoàn cảnh thì bạn chẳng thể bước ra khỏi chỗ đứng hiện tại, vậy cách nào để bạn tiến lên sống một đời thành tựu? Phát triển bản thân là trách nhiệm của mỗi người, chẳng ai phát triển thay cho ai được, và cũng chẳng ai nhờ đẩy trách nhiệm ấy sang cho người khác mà bản thân mình có thể phát triển lên được.

- Có một điều ngăn cản hầu hết mọi người đến với thành công là dù đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh nhưng họ lại không dám tách mình ra khỏi môi trường hiện tại đang kiềm hãm họ. Bạn hãy ghi nhớ một quy luật quan trọng: Mức độ thành công của bạn bằng trung bình cộng của năm người mà bạn thân cận nhất trong cuộc sống. Bạn chịu tác động của số đông nên bạn sẽ tạo cho mình một môi trường thành công khi bạn chỉ chơi với những người thành công, chỉ nạp vào đầu những tư tưởng thành công, chỉ đón lấy những điều tích cực từ bên ngoài, chỉ tham gia những hoạt động mang lại những giá trị tốt đẹp cho bản thân và cuộc sống.

- Người ta phát hiện ra rằng những người thành công chỉ chơi chung với những người thành công, và những người thất bại cũng chỉ chơi chung với những người thất bại giống họ. Người thành công và người thất bại không thể chơi chung với nhau vì họ không hợp nhau, nồi nào vung nấy. Nếu bạn muốn bước từ thất bại sang thành công thì bạn phải đổi môi trường xung quanh mình từ “mực” sang “đèn” để có thể từ trong bóng tối bước ra ánh sáng. Không có gì phải xấu hổ khi phải đổi bạn và có thể bị tẩy chay. Bạn chọn thành công và làm chủ cuộc đời mình hay bạn chọn giữ tình bạn với những người thất bại và sống một cuộc đời nhỏ nhoi? Người bạn đích thực là người mong muốn bạn mình phát triển chứ không phải là người giữ chặt lấy bạn mình trong sự thất bại cùng với họ. Những bạn bè thật tâm luôn cầu mong cho bạn mình phát triển và họ vui mừng khi bạn mình tiến đến thành công.

- Môi trường xung quanh mang tính quyết định cho sự thay đổi của mỗi người, và môi trường xung quanh là một yếu tố bạn có thể chọn. Chính môi trường này sẽ quyết định bạn là ai. Hãy cầm lấy quyền quyết định đời mình và lựa chọn cho mình một môi trường ươm mầm và làm triển nở những tiềm năng và khát vọng vươn đến thành công.

Theo kynangmema2z.blogspot.com

Kỹ Năng Đàm Phán Của Người Do Thái

1. Không làm việc theo tình cảm riêng

Từ kinh nghiệm lâu năm, người Do Thái biết rằng, mang tình cảm vào đàm phán thường bất lợi cho mình. Dù bạn bị kích động thế nào cũng không thể bộc lộ khi đàm phán. Nếu không, nhẹ cũng làm đối phương mất hứng thú, nghiêm trọng hơn là làm hỏng cuộc đàm phán đó. Như vậy, chỉ có thể nhờ vào kiện tụng - biện pháp này vừa phí tiền, vừa tốn thời gian, cuối cùng cũng chưa chắc có lợi gì.

Kỹ năng đàm phán của người Do Thái
Kỹ năng đàn phán của người Do Thái

2. Làm quan trọng hơn nghĩ

Nếu muốn thành công trong xã hội, lý tưởng và hoài bão cao xa đương nhiên là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là liệu có khả năng thực hiện chúng hay không. Chúng ta gọi nó là động lực thúc đẩy để thực hiện kế hoạch.

Dù ý tưởng hay thế nào, nếu giao vào tay người không có khả năng này, chắc hẳn tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Trái lại, dù có nội dung chưa được hoàn chỉnh, nếu được sự thúc đẩy tuyệt vời, cũng vẫn đơm hoa kết trái.

Vì vậy sau khi đã có ý tưởng, bạn phải điều tra từng chi tiết cụ thể bao gồm số vốn cần thiết, nhân lực đầu tư, thời gian hao phí, lợi ích cần đạt được,... rồi mới vạch ra kế hoạch cụ thể. Nếu không có kế hoạch này, bạn không thể lần ra đầu mối của đàm phán, cũng không thể thuyết phục đối phương được. Nếu đã có kế hoạch thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, người đồng ý bỏ vốn sẽ xuất hiện, người sẵn sàng giúp đỡ sẽ không phải ít.

3. Cân bằng lợi ích

Khi tiếp xúc với đối phương, trước tiên phải tìm hiểu rốt cuộc đối phương mong muốn điều gì? Sau khi đã biết rồi, phải suy nghĩ mình mình có thể cho đi những gì?

Cái cơ bản của đàm phán là tìm được lợi ích chung giữa mình và đối phương. Nguyên tắc qua lại giữa con người với nhau là thỏa thuận công bằng. Nếu hiểu rõ được điều này, khi đàm phán sẽ biết tiến, lùi đúng lúc. Nhưng có người lúc nào cũng chỉ chăm chăm theo đuổi lợi ích của mình, bỏ qua lợi ích của đối phương.

Không có cuộc đàm phán nào thắng cả 100%. Trong quá trình đàm phán, nếu hai bên đều không chịu nhượng bộ thì làm sao đạt được thỏa thuận. Vì thế, chúng ta ý thức dành cho mình lợi ích lớn nhất trong đàm phán, xong vẫn phải tính toán trước trong phạm vi hợp lý, mức độ vừa phải, cho đối phương một vài lợi ích. Như vậy mới có thể giảm nguy cơ đàm phán đổ vỡ xuống mức thấp nhất.

4. Giữ thể diện cho đối phương

Mục đích đàm phán không phải là đánh bại đối phương, mà là thuyết phục đối phương đồng ý với ý kiến của mình, do đó tốt nhất không được tỏ vẻ đắc thắng, không chịu lùi bước.

Trong đàm phán, tuy điều bạn nói phải hợp lý mới có sức thuyết phục. Song mục đích cuối cùng vẫn phải làm thế nào để đối phương có thể hiểu được. Nói chính xác hơn là “đạo lý” không đủ vẫn có khả năng đạt được thỏa thuận, nhưng nếu không thể hiểu nhau thì có đầy đủ “đạo lý” cũng không đạt được mục đích. Điều này yêu cầu lời nói trong đàm phán vừa hợp lý vừa hợp tình.

Vì vậy, tuyệt đối không được dùng “đạo lý” để ép đối phương vào đường cùng, bí quyết đàm phán nằm ở chỗ tìm cách để đối phương hiểu ý kiến của mình.

5. Chú ý vẻ bề ngoài và các chi tiết nhỏ

Khi tổ chức đàm phán, ít nhiều phải tạo ra sự nổi bật để giúp bạn thực hiện được mục đích. Một mặt phải lưu ý đến trang phục và lễ tiết phù hợp, tránh mặc những trang phục kì quặc, màu sắc chói lọi và những lời nói, hành động lập dị, mặt khác phải tính toán kỹ đến các chi tiết liên quan đến địa điểm, thời gian, người tham gia đàm phán và trình tự đàm phán. Bạn không nên cho rằng những chuyện nhỏ này là vụn vặt, không đáng quan tâm, bởi chúng luôn chi phối tiến trình đàm phán.

Gọi đàm phán là một “nghệ thuật” quả không chua ngoa chút nào. Do vậy, nếu là doanh nhân, nhất định bạn không nên cho rằng những chi tiết này không đáng coi trọng...

Theo cuốn: *Nghệ thuật đàm phán của người Do Thái*

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Câu chuyện thành công của chiến dịch "name-tags" của Coca-Cola

Sự nổi tiếng của thương hiệu Coca-Cola có lẽ không phải bàn cãi, thương hiệu này luôn đứng đầu trong top 10/100 thương hiệu lớn nhất thế giới hàng năm theo bình chọn của InterBrand. Coca nổi tiếng toàn cầu, với hầu hết mọi người, ai ai cũng biết, chỉ cần nhìn cái lon màu đỏ thì ai cũng biết đó là Coca, kể cả đó là trẻ con đi chăng nữa.

Thành công của chiến dịch "name-tags" của Coca-Cola

Chiến dịch marketing “thay tên đổi họ” của Coca-Cola hiện nay mới được triển khai trong một thời gian ngắn gần đây đã đạt được những thành công ban đầu. Coca-Cola đã đạt đến mức “thoát xác”, tức là bản thân nhãn hiệu “Coca-Cola” là cái tên, là thương hiệu cần được in trên thân sản phẩm (lon đồ uống) thì Coca-Cola cho in TÊN CỦA AI ĐÓ. Lúc này Coca-Cola chính là bạn! Coca-Cola đi cùng bạn, chia sẻ với các bạn trong từng khoảnh khắc.

Với chiến dịch này, bạn có thêm lý do để chọn một lon Coca-Cola có tên mình thay vì là chọn đồ uống khác hoặc là không chọn Coca-Cola; Bạn có thêm bức ảnh để post lên Facebook cá nhân để chia sẻ với bạn bè; Bạn có thêm câu chuyện để chia sẻ trong các bữa ăn cùng nhau với Coca-Cola; Bạn nhận được một món quà đầy bất ngờ trong ngày sinh nhật chỉ với một lon Coca-Cola có gắn tên bạn… Chiến dịch quảng cáo này góp phần thúc đẩy chiến lược định vị của Coca. Vì hãng đã tập trung cho chiến lược định vị sản phẩm và cách tiêu dùng sản phẩm mà Coca-Cola hướng tới người dùng Việt Nam theo những cách như trên.

Hãng lựa chọn những cái tên phổ biến để in lên thân lon đồ uống, dần dần, hãng sẽ tiếp tục với những tên đẹp và ít phổ biến hơn. Đồng thời, hãng triển khai in tên theo yêu cầu của khách hàng, điều này làm cho sản phẩm trở nên “tùy biến với nhu cầu của từng khách hàng” – đây là một chiến lược khó đối với các sản phẩm có tính chất phổ biến.

Nhiều bạn trẻ chia sẻ trên Facebook và nhận định về chiến dịch này: “dù mình chẳng bh uống coca cola, nhưng đi qua 1 dãy hàng trong siêu thị, nhìn thấy tên của mình cũng cúi xuống nhặt lấy 2 lon…”; một ý kiến khác chia sẻ: “Nó khiến khách hàng cảm thấy được quan tâm, rất gần gũi, như thể cocacola là của riêng cá nhân người sử dụng mà thôi.” 

Coca-Cola đã khai thác đúng đặc điểm hành vi của khách hàng trẻ tuổi, đặc biệt là khách hàng trẻ tuổi Việt Nam – thường có xu hướng chạy theo trào lưu, cập nhật các ý tưởng mới, hoặc đơn giản chỉ là thấy hay và có ý nghĩa với họ. Rất nhiều khách hàng đã khắc tên mình vào sản phẩm, tên người yêu, tên vợ-chồng và cả gia đình để mua về làm quà. Với sự phát triển của mạng xã hội, điện thoại thông minh đời cao, người dùng sẵn sàng chụp hình và chia sẻ những lon Coca có tên mình và những người thân yêu lên Facebook để chia sẻ với bạn bè hoặc đơn giản đó là một trạng thái “trào lưu”. Họ làm điều này là hoàn toàn tự nguyện, theo thói quen và với động cơ cá nhân, nên tôi không đồng ý với nhận định của chuyên gia Marketing dấu tên: “Người tiêu dùng Việt Nam đang bị lợi dụng chính tên thương hiệu cá nhân của mình để quảng cáo cho Coca Cola”. 

Nếu nhận xét một cách khách quan, ý kiến cá nhân của tôi cho rằng, đó thực sự là một chiến lược marketing khôn ngoan, dựa trên tính chất “lan tỏa” của nguyên tắc “Viral marketing” của mạng xã hội mà hãng đã làm và bước đầu thành công. Nếu người tiêu dùng bị lợi dụng, chắc chắn họ sẽ không bỏ tiền ra để mua sản phẩm, không vui vẻ khi chia sẻ trên trang mạng xã hội, nếu đúng là bị lợi dụng, họ sẽ quay lưng với sản phẩm và chiến dịch marketing, đồng thời họ sẽ lên mạng xã hội nói ra những bức xúc của họ. Thậm chí, rất nhiều đơn vị kinh doanh ví dụ như cửa hàng, nhà hàng có những chiến dịch quảng cáo “check-in Facebook” bằng cách nhờ (đề nghị) khách hàng chụp ảnh sản phẩm, dịch vụ, không gian quán khi khách hàng mua sắm hoặc tiêu dùng tại cửa hàng thì khách hàng sẽ được giảm giá hóa đơn, được tặng quà v.v… nhưng khách hàng vẫn từ chối.

Mặt khác, với ý kiến chuyên môn, tôi cũng cho rằng không nên nhận định khách hàng tham gia vào chiến dịch này là “sĩ diện thoáng qua”. Mỗi hãng kinh doanh đều có chiến lược tiếp cận khách hàng của riêng mình, và tung ra các chiến dịch marketing thu hút người dùng. Rất nhiều khách hàng thích thú với ý tưởng mới lạ, sáng tạo, táo bạo của Coca-Cola khi mà trên thị trường Việt Nam chưa từng có một sự kiện hay chiến dịch tương tự đối với các sản phẩm có tính phổ biến như vậy.

Sự thành công của chiến dịch marketing này dựa trên các yếu tố: tạo ra sự khác biệt và mới lạ trên thị trường; cá nhân hóa sản phẩm; đổi mới bao bì sản phẩm; thấu hiểu tâm lý và hành vi khách hàng mục tiêu; khai thác sức mạnh của mạng xã hội và truyền thông điện tử (với chi phí rẻ, nhanh chóng, tiếp cận từng cá nhân người dùng)…

Dù mới triển khai, chưa biết kết quả và hiệu quả của chiến dịch sẽ như thế nào, nhưng tôi đánh giá cao ý tưởng “thoát xác” đầy táo bạo và sáng tạo này. Ít nhất, họ cũng cho thấy rằng họ thực sự là một hãng lớn, rất lớn, họ luôn cố gắng làm mới sản phẩm, theo những cách rất riêng, nếu bạn là khách hàng và chỉ nhìn nhận dưới góc độ đó là thay đổi “bao bì sản phẩm” thì họ cũng đã thành công. Khác biệt hay là chết? Và đây chính là sự khác biệt trong cách nghĩ, cách làm, cách triển khai chiến dịch marketing. Tính ra, đến thời điểm này, tại thị trường Việt Nam, tôi có thể nhận định “chỉ có thể là Coca-Cola”.

Theo Phan Anh

3 bài học then chốt để thành công - Jim Rohn

Jim Rohn đã giúp không biết bao nhiêu giám đốc, nhà kinh doanh, ... thậm chí cả những sinh viên thành công thông qua các bài học của ông. Những bài học ông chia sẻ đều là những ky nang song rất hữu ích và được rút ra từ đường đời xương máu của ông.

Ky nang song: 3 bài học then chốt để thành công - Jim Rohn
Học kỹ năng mềm để thành công trong cuộc sống




Theo kynangmema2z.blogspot.com

15 ĐIỀU NHỮNG NGƯỜI TỰ TIN THƯỜNG NÓI "KHÔNG"

1. Họ không bào chữa.

Người rất tự tin làm chủ những suy nghĩ và hành động của họ. Họ không đổ lỗi cho tắc đường khi chậm trễ trong công việc; trễ đơn giản là trễ thôi. Họ cũng không thể biện minh với lý do như “Tôi không có thời gian” hay “Tôi không đủ tốt”, họ tạo ra thời gian và họ tiếp tục cải thiện cho đến khi họ đủ tốt.

Ky nang song giúp bạn tự tin hơn
Kỹ năng mềm giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống

2. Họ không né tránh làm những điều đáng sợ.

Người tự tin không để sự sợ hãi thống trị cuộc sống của họ. Họ biết rằng những điều họ sợ làm thường là những điều mà họ cần làm để phát triển thành con người mà họ muốn. Thay vì sợ hãi, họ tìm ra các bước để chinh phục những nhiệm vụ khó khăn.

3. Họ không sống trong sự thoải mái.

Người rất tự tin tránh vùng thoải mái, bởi vì họ biết đây là những nơi “giết chết” giấc mơ của họ. Họ tích cực theo đuổi một cảm giác không thoải mái, bởi vì họ biết việc kéo căng bản thân là bắt buộc đối với thành công của họ.

4. Họ không trì hoãn mọi thứ đến tuần sau.

Họ không chờ đợi cho “đúng thời điểm” hoặc “hoàn cảnh thích hợp”, bởi vì họ biết các phản ứng này được dựa trên một nỗi sợ hãi của sự thay đổi. Họ hành động ở đây, bây giờ, ngay hôm nay – bởi vì đó là nơi tiến bộ xảy ra. Với họ, sự chần chừ không có gì khác ngoài một kẻ đánh cắp thời gian.

5. Họ không ám ảnh về ý kiến của người khác.

Người tự tin không để bị cuốn vào phản hồi tiêu cực. Trong khi họ quan tâm đến hạnh phúc của người khác và muốn tác động tích cực đến thế giới, họ không để bị cuốn vào những ý kiến tiêu cực mà họ không thể làm gì. Họ biết rằng người bạn thật sự của họ sẽ chấp nhận họ như chính con người họ, và họ không bận tâm đến những người khác.

6. Họ không đánh giá người khác.

Người tự tin không có kiên nhẫn với những sự việc không cần thiết tự áp đặt cho mình. Họ không cảm thấy cần phải nói xấu sau lưng người khác, tham gia vào những sự tán gẫu về đồng nghiệp hoặc đả kích những người có ý kiến khác họ. Họ có thể cảm thấy thoải mái mà không cần xem thường người khác.

7. Họ không để cho việc thiếu nguồn lực ngăn chặn họ.

Người rất tự tin có thể sử dụng bất cứ nguồn lực nào mà họ có, dù lớn hay nhỏ. Họ biết rằng mọi việc đều có thể được thực hiện với sự sáng tạo và quyết tâm không từ bỏ. Họ không lo âu trước những khó khăn, mà thay vào đó họ tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp.

8. Họ không so sánh.

Người tự tin biết rằng họ không phải cạnh tranh với bất kỳ người nào khác, ngoại trừ họ của ngày hôm qua. Họ biết rằng tất cả mọi người đều có một câu chuyện không giống ai, cho nên việc so sánh lẫn nhau là một việc làm vô ích và ngớ ngẩn.

9. Họ không tìm thấy niềm vui ở việc làm người khác hài lòng.

Người rất tự tin không quan tâm đến việc làm hài lòng tất cả mọi người họ gặp. Họ nhận thức được rằng không phải tất cả mọi người có thể hòa hợp với nhau, và đó chính là cuộc sống. Họ tập trung vào chất lượng, thay vì số lượng, của các mối quan hệ.

10. Họ không cần sự bảo đảm liên tục.

Người tự tin không cần lúc nào cũng phải nắm chắc mọi thứ trong tay. Họ biết rằng cuộc sống không công bằng và mọi thứ sẽ không luôn luôn đi theo con đường của họ. Trong khi họ không thể kiểm soát mọi sự kiện trong cuộc sống, họ tập trung vào khả năng phản ứng một cách tích để giúp họ tiến về phía trước.

11. Họ không né tránh những sự thật phiền phức trong cuộc sống.

Người tự tin đối đầu với các vấn đề của cuộc sống từ gốc rễ trước khi sự việc trầm trọng hơn. Họ biết rằng những vấn đề không được giải quyết có thể nhân lên theo ngày tháng. Họ sẽ có một cuộc trò chuyện không thoải mái với đối tác ngày hôm nay cố che giấu những việc khó chịu, đặt niềm tin vào nơi nguy hiểm.

12. Họ không từ bỏ vì những thất bại nhỏ.

Người tự tin đứng lên mỗi khi họ vấp ngã. Họ biết rằng thất bại là một phần không thể tránh khỏi của quá trình tăng trưởng. Họ giống như một thám tử, tìm kiếm manh mối tiết lộ lý do tại sao một phương pháp lại không hiệu quả. Sau khi thay đổi kế hoạch của họ, họ cố gắng một lần nữa (nhưng lần này họ sẽ làm tốt hơn).

13. Họ không cần sự cho phép của bất kỳ ai để hành động.

Người tự tin hành động mà không do dự. Mỗi ngày, họ nhắc nhở mình: “Nếu không phải là tôi, thì là ai?”

14. Họ không giới hạn mình vào một hộp công cụ nhỏ.

Người tự tin không giới hạn mình vào kế hoạch A. Họ sử dụng bất kỳ và tất cả các loại công cụ có sẵn, không ngừng thử nghiệm tính hiệu quả của mỗi phương pháp, cho đến khi họ xác định các chiến lược mang lại các kết quả nhất với chi phí thấp nhất xứng đáng với thời gian và công sức mà họ bỏ ra.

15. Họ không mù quáng chấp nhận những gì họ đọc trên Internet là “sự thật” mà không suy nghĩ về nó.

Người tự tin không chấp nhận các bài báo trên Internet như là sự thật chỉ vì một số tác giả “nói như vậy”. Họ nhìn vào từng bài báo từ quan điểm của riêng họ. Họ duy trì một thái độ hoài nghi lành mạnh, tận dụng bất kỳ tài liệu nào có liên quan đến cuộc sống của họ, và quên đi phần còn lại. Trong khi 
các bài báo như thế này là một bài tập vui nhộn và thú vị, người tự tin biết rằng họ là những người duy nhất có quyền quyết định “tự tin” có nghĩa là gì. 

Bạn suy nghĩ gì về bài viết này? Hãy chia sẻ nó với bạn bè của bạn!
Theo kynangmema2z.blogspot.com

10 quy tắc trong cuộc sống giúp bạn sống tốt hơn

1. Cuộc sống là tất cả những gì sòng phẳng nhất, cho đi và nhận lại.

2. Hãy sống có ước mơ và phấn đấu thực hiện những ước mơ đó, có vậy cuộc sống của bạn mới thật sự có ý nghĩa.

Ky nang song: 10 quy tắc giúp bạn sống tốt hơn
Hãy luôn trang bị cho bản thân ky nang song để sống tốt hơn

3. Sống vì người khác là 1 điều rất tốt đẹp nhưng bạn cũng phải dành 1 giờ để nghĩ đến bản thân.

4. Bạn hãy cho đi những điều tốt đẹp, bạn sẽ nhận được những cái tốt đẹp hơn.

5. Cuộc sống là những dòng xoáy, hãy sống làm sao đừng để dòng xoáy cuộc đời cuốn trôi bạn.

6. Bạn có thể thích giống người này, bắt chước người nọ, nhưng thật chất bạn vẫn chỉ là bạn, không phải một ai khác.

7. Bạn hãy sống thật có nghĩa , để ,khi bạn nằm xuống, những việc bạn làm mọi người sẽ gìn giữ.

8. Quá khứ là những gì đã qua, tương lai là những gì sẽ tới, và hiện tại là tất cả.

9. Trong cuộc sống, buồn vui là điều tất yếu, quan trọng là bạn biết cách tự an ủi và vượt qua.

10. Bạn đừng hỏi bất cứ ai một việc gì khi trong lòng bạn đã quyết định, hãy làm theo những gì bạn bạn nghĩ và đừng bao giờ hối hận vì nó".

Hãy dám sống và gắng sống cho đàng hoàng, rồi đời sẽ mỉm cười với bạn.....!!!

22 câu nói làm thay đổi cuộc đời bạn

1.Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít đi.

Ky nang song thay đổi cuộc đời bạn
Học ky nang song cùng kynangmema2z.blogspot.com

2. Càng nói ít, càng nghe được nhiều. [Alexander Solshenitsen]. ( Cái này chắc phải khuyên Thầy  )

3. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”

4. Không ai cần đến một nụ cười nhiều như người không thể cho đi nụ cười.

5. Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã.

6. Rất nhiều người không dám nói lên những gì họ muốn. Đó là lý do tại sao họ không có được chúng. [Madonna]

7. Khi trưởng thành, tôi ngày càng ít quan tâm đến những gì mọi người nói. Tôi chỉ xem những gì họ làm được. [Andrew Carnegie]

8. Kiên trì làm việc tốt sẽ mang lại nhiều thứ. Như mặt trời có thể làm tan băng, lòng tốt có thể làm bốc hơi sự hiểu lầm, hoài nghi và thù địch. [Albert Schweitzer]

9. Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết được những gì ở chương tiếp theo.

10. Bạn có thể kết bạn được nhiều hơn trong vòng hai tháng bằng cách quan tâm đến người khác hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm đến bạn. [Dale Carnegie]

11. Tình bạn là một tâm hồn trú ngụ trong hai cơ thể. [Aristotle]

12. Tôi tiến bộ bằng cách ở cạnh với những người tốt đẹp hơn mình và lắng nghe họ. Và tôi giả sử rằng mọi người đều tốt đẹp hơn tôi ở một mặt nào đó. [Henry J. Kaiser]

13. Tranh cãi với một kẻ ngốc sẽ chứng minh rằng có hai kẻ ngốc. [Doris M. Smith]

14. Những người làm việc cùng bạn phản ánh chính thái độ của bạn. [Beatrice Vincent]

15. Đừng quá khắt khe với chính mình. Thậm chí những sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang cố gắng!

16. Không có hành động tử tế nào, dù nhỏ, lại bị xem là lãng phí. [Aesop]

17. Bất luận lúc nào khi bạn nghe điện thoại, khi nhấc điện thoại lên xin bạn hãy cười lên, vì đối phương sẽ cảm nhận được nụ cười của bạn!

18. Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó! [Bill Gates]

19. Lưỡi không xương nhưng đủ cứng để làm vỡ nát một trái tim… vì thế hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn!

20. Đừng bao giờ cố giải thích con người bạn với bất cứ ai. Vì những người tin bạn không cần điều đó còn những người không thích bạn sẽ không tin lời bạn đâu!

21. Nhu cầu cơ bản nhất của con người là nhu cầu thấu hiểu và được thấu hiểu. [Ralph Nichols]

22. Hãy ghi nhớ 3 điều: CỐ GẮNG, KIÊN ĐỊNH, TIN TƯỞNG

CỐ GẮNG cho một tương lai tốt hơn
KIÊN ĐỊNH với công việc
TIN TƯỞNG vào bản thân

VÀ THÀNH CÔNG SẼ ĐẾN VỚI BẠN!
Theo kynangmema2z.blogspot.com

Kỹ năng nhận biết giá trị bản thân

Ai đi làm mà chẳng muốn tăng lương và thăng tiến. Không chỉ là vấn đề thu nhập, mà đó là điều kiện để bạn trang trải cho một cuộc sống chất lượng cao. Không chỉ là vị trí tốt hơn, mà còn là cơ hội để bạn thực hiện những mong muốn của mình. Và quan trọng hơn cả, việc được tăng lương và thăng tiến là bằng chứng cho thấy giá trị con người bạn đã thật sự tăng cao.


Kỹ năng mềm "Nhận biết giá trị bản thân"

Ky nang song "Nhận biết giá trị bản thân"

Vậy, điều cốt lõi không phải là làm cách nào để tăng lương và thăng tiến, mà là làm cách nào để tăng được giá trị bản thân.

Bạn nên nắm và vận dụng một qui luật quan trọng: thu nhập của bạn sẽ tăng theo giá trị mà bạn tạo ra.

Nhiều người chúng ta vẫn lầm lẫn rằng, người có chuyên môn cao thì sẽ tạo ra được giá trị cao, để rồi ai nấy đều lao vào trau dồi chuyên môn mà bỏ qua rất nhiều yếu tố quan trọng và cần thiết khác. Thực tế cho thấy, giá trị được đo lường thông qua việc bạn thực hiện các kỹ năng mềm như trình bày, giao tiếp, nối kết, tự tin, quản lý thời gian, kỷ luật bản thân… ra sao; giá trị còn được biểu hiện qua thái độ của bạn đối với công việc và đối với mọi người xung quanh trong môi trường làm việc như thế nào. Một người dù có chuyên môn tốt đến mấy mà lúc nào cũng cau có và khó chịu, thì thử hỏi kết quả công việc của họ sẽ như thế nào, đó là chưa kể đến thái độ như thế sẽ tạo ra những tác động tiêu cực lên không khí và tinh thần làm việc của những người xung quanh.

Hiểu đúng về giá trị bản thân thì phải thấy hết được hết các yếu tố cấu thành này:

Giá trị bản thân = Giá trị bạn tạo ra x Thời gian cung cấp giá trị x Qui mô cung cấp giá trị

Công thức này cho thấy, để nâng cao giá trị bản thân, bạn phải không ngừng trau dồi chuyên môn, liên tục rèn luyện những kỹ năng mềm, và phải biết được đâu là những công việc tạo ra giá trị để dành thời gian, dồn lực và tập trung vào đó.

Giá trị bạn tạo ra: 

Giá trị không phải là cái bạn tự gán cho mình, mà là do người khác cảm nhận về bạn. Người ta cảm nhận giá trị của bạn qua 3 điều: những gì bạn làm được, những gì bạn giúp người khác làm được, và những gì bạn lan tỏa ra xung quanh.

Thời gian cung cấp giá trị:

Đừng lầm tưởng bất cứ việc gì bạn làm cũng tạo ra giá trị. Dù cho bạn có “cắm đầu cắm cổ” làm với tất cả mọi hăng say và nhiệt tình thì cũng chẳng “nghĩa lý” gì nếu đó không phải là công việc bạn cần làm, bạn phải làm và bạn được trả lương để làm. Khi đi làm, mỗi một vị trí đều được công ty mong đợi đóng góp đúng điều công ty cần. Nếu bạn được trả lương cho việc chăm sóc khách hàng của công ty, thì bạn chẳng bao giờ được ghi nhận khi bạn ra sức tìm kiếm khách hàng. Nếu bạn được kỳ vọng ở việc thiết kế những ấn phẩm độc đáo cho công ty, thì chẳng những bạn không có điểm nào cho việc tiếp cận khách hàng mà có khi bạn còn âm điểm bởi không tập trung vào chính công việc của mình. Bạn nên làm việc với cấp trên trực tiếp của mình để biết họ mong đợi điều gì nhất nơi bạn, rồi hãy dành thời gian để tập trung vào công việc giúp sinh giá trị đó. Khi bạn tập trung vào công việc sinh giá trị càng nhiều thì giá trị của bạn càng cao.

Qui mô cung cấp giá trị:

Một mình bạn, dù có “cày” hết sức thì đến một lúc nào đó bạn sẽ không còn sức lực hay thời gian để tăng thêm giá trị của mình được nữa. Nếu đã tập trung làm việc cực kỳ hiệu quả trong suốt 8 tiếng dành cho công việc rồi, hay cho dù bạn có dành luôn cả 24 tiếng để làm việc đi nữa thì cũng đến một giới hạn mà bạn không thể vượt qua để có thể tạo ra nhiều giá trị hơn nữa. Chìa khóa cho vấn đề này nằm ở việc tăng qui mô cung cấp giá trị. Thời gian và sức lực của một người thì giới hạn, nhưng của nhiều người thì vô hạn. Điều này có nghĩa là bạn phải tạo ra cho được những người khác có thể làm công việc giống như mình, xây dựng một hệ thống làm việc tạo ra kết quả giống mình nhưng với số lượng tăng lên gấp nhiều lần. Khi tạo ra được những người có thể thay thế mình thì bạn sẽ bước lên một vị trí cao hơn, và dĩ nhiên phần thưởng cho vị trí này sẽ xứng đáng hơn.

Nếu bạn vận dụng đúng công thức này, giá trị của bạn sẽ tăng vô hạn. Và bạn sẽ càng thấy rõ qui luật: thu nhập tỉ lệ thuận với giá trị cung cấp của bản thân...

Theo kynangmema2z.blogspot.com